Some people think that schools should select students according to their academic abilities, while others believe that it is better to have students with different abilities studying together. Discuss both views and state your own opinion. (Vietnam, 2021.12.04)
MỞ BÀI:
_ Giới thiệu lại đề bài.
_ Trả lời câu hỏi của đề bài.
People have divergent views as to whether or not students should be divided into different groups based on their academic competencies. In my opinion, although mixed-ability classes can be beneficial in terms of peer support, I believe distinguishing stronger from weaker students will lead to better academic progress in the long term.
Mọi người có quan điểm khác nhau về việc có nên chia học sinh thành từng nhóm riêng dựa trên năng lực học tập của họ hay không. Theo ý kiến của tôi mặc dù để các học sinh có năng lực khác nhau học chung thì có thể có lợi vì họ có thể hỗ trợ cho nhau, tôi tin rằng việc phân loại học sinh mạnh và yếu ra riêng sẽ có nhiều tiến bộ học tập tốt hơn trong dài hạn.
THÂN BÀI:
Body 1: Trình bày về điểm lợi của việc không phân loại năng lực học sinh
Those in favor of mixed-ability classrooms point out that students benefit from peer support. Students of course can seek help from their teachers; however, their teachers are not always available to give students timely responses or assistance. It is therefore helpful when those who are left behind can turn to their brighter classmates for support. Stronger students then can assist weaker students in grasping the fundamental concepts in lessons or completing assignments. Certain countries with high-ranking education systems around the world such as Japan and Finland adopt a policy of not differentiating students and, they would argue, thrive at least partially as a result. The success of these nations to some extent proves the effectiveness of mixed-ability classes.
Những người ủng hộ việc học sinh học chung với nhau chỉ ra rằng học sinh sẽ có lợi hơn nhờ sự hỗ trợ của bạn bè. Các học sinh tất nhiên có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên, tuy nhiên giáo viên không phải lúc nào cũng có thể phản hồi hoặc hỗ trợ cho học sinh kịp thời. Do đó sẽ rất hữu ích khi những bạn học chậm có thể nhờ những bạn giỏi hơn hỗ trợ. Các học sinh giỏi hơn có thể hỗ trợ những bạn còn yếu nắm bắt các khái niệm cơ bản trong bài học hoặc hoàn thành bài tập. Một số quốc gia có hệ thống giáo dục xếp hạng cao trên thế giới như Nhật Bản và Phần Lan áp dụng chính sách không phân biệt học sinh và ít nhất là họ đã có những thành công nhất định. Sự thành công của các quốc gia này, ở một mức độ nào đó, chứng tỏ được sự hiệu quả của các lớp học chung không phân biệt năng lực.
Body 2: Trình bày quan điểm ủng hộ về việc chia lớp theo năng lực học tập
However, I believe that the policy mentioned above largely only benefits weaker students and that allowing students to learn with equally capable peers generally results in superior academic progress. Bright students, when grouped together, can advance faster without feeling bored with the pace of the lessons. These students also then have chances to compete with their peers, and this competition motivates them to work even harder to truly excel beyond their normal limits. Less gifted students also benefit from this separation as teachers can tailor teaching strategies that suit these students. Those who struggle academically but study in a class with students who learn quickly may not only find it challenging to keep up with their peers but also become insecure over time. Thus, distinctions based on ability between students bring advantages to all regardless of their academic prowess.
Tuy nhiên tôi tin rằng chính sách nói trên phần lớn chỉ có lợi cho những học sinh yếu và việc cho phép học sinh học với các bạn có năng lực ngang nhau thường dẫn đến tiến bộ học tập vượt trội hơn. Những học sinh có năng lực tốt khi được nhóm lại với nhau có thể tiến bộ nhanh hơn mà không cảm thấy nhàm chán với nhịp độ của bài học. Những học sinh này cũng có cơ hội cạnh tranh với các bạn của mình, và việc cạnh tranh như vậy thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn nữa để có thể thực sự vượt qua giới hạn bình thường của mình. Những học sinh học chậm hơn cũng sẽ có lợi từ việc chia lớp như vậy vì giáo viên có thể điều chỉnh chiến lược giảng dạy phù hợp với những học sinh này. Những người gặp khó khăn trong học tập nhưng lại học trong một lớp với những học sinh tiếp thu nhanh không chỉ cảm thấy khó theo kịp các bạn mà còn trở dần trở nên tự ti. Do đó việc chia lớp dựa trên năng lực học tập mang lại lợi thế cho tất cả mọi người bất kể năng lực học tập của họ.
KẾT BÀI:
_ Tóm tắt lại quan điểm của mình.
_ Có thể đưa ra thêm nhận xét mở rộng.
In conclusion, despite peer support engendered by mixed classes, I believe both strong and weak students would achieve better academic results when studying with those of similar competencies. It would be ideal if schools allowed students to study at their own speed.
Tóm lại, mặc dù các lớp học chung không phân biệt năng lực giúp học sinh hỗ trợ được cho nhau, tôi tin rằng cả học sinh mạnh và yếu sẽ đạt được kết quả học tập tốt hơn khi học với những học sinh có năng lực tương đương mình. Sẽ rất lý tưởng nếu các trường cho phép học sinh học tập với tiến độ của riêng mình.
(350 words, band 8.5, written by Jay Nguyen IELTS)
Supported by Ex-BC Examiner